Tủ lạnh bao nhiêu lâu thì được cắm điện sau khi di chuyển khỏi vị trí khác?

5/5 - (8 bình chọn)

Câu hỏi “di chuyển tủ lạnh thì bao lâu có thể cắm điện trở lại” có lẽ được khá nhiều quý khách hàng quan tâm. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ nêu các lưu ý để di chuyển tủ lạnh an toàn và thời gian cắm điện tủ lạnh lại sau khi di chuyển khỏi 1 vị trí khác nhé!

1. Di chuyển tủ lạnh bao nhiêu lâu thì cắm điện?

Trong quá trình di chuyển tủ lạnh các máy móc linh kiện trong tủ lạnh có thể bị xáo trộn hoặc va đập. Bởi vậy, bạn nên để tủ trên mặt phẳng một thời gian trước khi sử dụng để giảm rủi ro, đảm bảo hiệu suất làm lạnh và tránh gây hỏng thiết bị.

Thông thường sau khi di chuyển, bạn cần chờ khoảng 5 – 8 tiếng trước khi cắm điện sử dụng, đây là thời gian đủ để môi chất làm lạnh trong tủ ổn định. Đối với trường hợp di chuyển khoảng cách xa thì tốt nhất bạn nên để sau 18 – 24 tiếng trước khi cắm điện.

Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất có khuyến nghị thời gian khác trên từng sản phẩm thì bạn nên tuân theo để đảm bảo tủ lạnh hoạt động tốt nhất nhé.

Hãy bỏ toàn bộ đồ ăn ra khỏi tủ trước khi vận chuyển để tránh va đập gây hỏng hóc không đáng có

2. Các bước di chuyển tủ lạnh đúng cách nhất

Dưới đây là 5 bước di chuyển tủ lạnh đúng cách nhất mời quý khách hàng tham khảo:

Bước 1: Di chuyển tủ lạnh cẩn thận, đặt tủ lạnh theo phương thẳng đứng sẽ là tốt nhất

Bước 2: Cứ đặt tủ lạnh yên trên mặt đất, tại vị trí cần lắp đặt tủ, để khoảng 8 – 24 tiếng giúp cho tủ lạnh ổn định môi chất gas.

Bước 3: Kê thật cân bằng tủ lạnh ở 1 vị trí mà bạn mong muốn

Bước 4: Cắm nguồn điện cho tủ lạnh

Bước 5: Sau khi nhiệt độ ổn định, bạn cho thực phẩm vào bên trong tủ lạnh

Cắm điện quá sớm rất dễ khiến tủ lạnh bị sặc ga hoặc hư hỏng lốc máy nén

3. Các bước di chuyển tủ lạnh đang sử dụng đến một vị trí khác

Đối với trường hợp bạn muốn di chuyển tủ lạnh đang sử dụng sang một vị trí khác hoặc một nơi khác để thuận tiện cho không gian sinh hoạt của gia đình, thì bạn thực hiện các bước di chuyển tủ lạnh đúng cách như sau:

Bước 1: Rút phích cắm nguồn tủ lạnh

Bước 2: Lấy ra hết toàn bộ thực phẩm bên trong tủ lạnh

Để giảm thiểu trọng lượng và duy trì độ bền của sản phẩm, bạn nên tháo rời những khay kệ bên trong tủ. Phòng trường hợp chúng bị xáo trộn, va đập vào nhau và gây ra rạn vỡ

Bước 3: Tháo toàn bộ các khay kính, hộp chứa nước ra khỏi tủ và bọc cẩn thận để hạn chế va chạm

Bước 4: Làm khô thoáng tủ lạnh trước khi di chuyển

Bạn có thể dùng quạt thổi vào các ngăn trong tủ. Sau đó lau chùi thật sạch sẽ và khô ráo.

Giữ chặt các cánh cửa tủ để tránh va đập khi di chuyển

Bước 5: Cố định chặt cửa tủ lạnh

Sau khi vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh bạn có thể dùng vải mềm để bọc xung quanh tủ và dùng dây cao su để buộc chặt cửa với thân tủ lạnh để khi vận chuyển nó không bị bung ra

Bước 6: Di chuyển tủ lạnh cẩn thận

Bạn có thể dùng thiết bị để di chuyển tủ lạnh, nhưng cần phải giảm thiểu tình trạng va chạm tủ lạnh với những đồ dùng khác hoặc cầu thang… trong quá trình di chuyển tủ lạnh

Lưu ý: Để tủ lạnh theo phương thẳng đứng sẽ là tốt nhất hạn chế để nằm tủ lạnh

Bước 7: Đặt tủ lạnh vào vị trí mới và kê đều các chân tủ lạnh để đảm bảo các cánh tủ lạnh cân bằng nhau và không bị lệch

Bạn cũng nên để tủ lạnh ổn định môi chất ga khoảng 8 – 18 tiếng rồi mới cắm điện và bắt đầu sử dụng lại nhé

4. Một số lưu ý khi vận chuyển tủ lạnh

Dưới đây là một số lưu ý khi bạn vận chuyển tủ lạnh:

  • Chú ý đến tư thế đặt tủ lạnh khi vận chuyển đường xa. Tránh đặt tủ lạnh nằm ngang vì có thể ảnh hưởng đến khí gas và ống dẫn gas hoặc block lốc máy nén
  • Nên trang bị các tấm chắn xung quanh tủ lạnh để bảo vệ các ống dẫn ga của tủ lạnh được tốt hơn.
  • Di chuyển tủ lạnh cần ít nhất 3 người để giảm thiểu tình trạng tủ vị va đập vào những vật cản khác.
  • Đóng chặt và cố định cửa tủ lạnh cuộn dây diện gọn gàng trước khi di chuyển tủ.
  • Bao phủ quanh tủ lạnh bằng miếng vải hoặc thùng giấy để giảm thiểu nguy cơ cánh tủ lạnh bị vỡ